TheịtốravănbảnưuáichongânhàngTrưởngphòfabeto tài liệu phóng viên Báo Thanh Niênthu thập được, ngày 18.9, ông Hồ Thanh Hải, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới (Quảng Bình), đã ký văn bản gửi thủ trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc tập huấn sử dụng phần mềm quản lý thu YOYOSCHOOL về việc tiếp tục triển khai áp dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học.
Theo đó, 32 trường triển khai áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 1 (năm học 2022-2023) sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng của Công ty CP MISA trong năm học 2023-2024. Từ năm học 2023-2024, các trường sẽ sử dụng phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt của Công ty CP YOYOSHOOL.
Trong văn bản chỉ đạo này, Phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới yêu cầu các trường phải phối hợp với Vietinbank để thực hiện việc sử dụng phần mềm.
Trước đó, tại văn bản về việc triển khai áp dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học (ký ngày 21.7.2022), Trưởng phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới cũng chỉ đạo hiệu trưởng các trường phối hợp với Vietinbank Quảng Bình để thực hiện áp dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị trên nền tảng phần mềm quản lý thu của Công ty CP MISA.
Các văn bản chỉ đạo của Phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới vấp phải sự phản ứng của nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Dư luận cũng cho rằng, việc ra các văn bản này là tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đưa ra mệnh lệnh hành chính để tạo sự ưu ái cho Vietinbank và dễ bị dẫn dụ để người khác có nghi ngờ về mặt lợi ích.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, một ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho rằng không ai có thể ép buộc người khác phải sử dụng dịch vụ của một ngân hàng, vì điều này phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Cho nên, việc có những văn bản buộc phải phối hợp với một ngân hàng (để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt) là chưa thỏa đáng.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niênvào chiều 19.10, ông Hồ Thanh Hải cho biết các văn bản chỉ đạo mà ông ký là có lý do.
Theo ông Hải, năm học 2021-2022, khi Phòng GD-ĐT thử nghiệm áp dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị trên nền tảng phần mềm quản lý thu của Công ty CP MISA cho 32 trường học thì ngân sách thành phố đã chi 8 triệu đồng/trường để trả phí ban đầu cho Công ty CP MISA. Riêng kinh phí để duy trì hoạt động của phần mềm hằng năm (4 triệu đồng/trường) thì vẫn chưa có.
"Lúc đó, chúng tôi cũng đi vận động nhiều ngân hàng hỗ trợ khoản này, nhưng không có ai hồi âm, ngoài Vietinbank. Họ đã hỗ trợ 32 trường học, mỗi trường 4 triệu đồng, để trả cho Công ty CP MISA. Vì thế, chúng tôi ưu tiên sử dụng dịch vụ của họ là hợp lý. Đến khi triển khai ra thực tế thì các ngân hàng khác lại… phản ứng", ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, các văn bản mà ông ký là theo chủ trương và được sự đồng ý của Thành ủy, UBND TP.Đồng Hới.
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới cho biết thêm, trong năm học 2022-2023 đã phát sinh 43.000 giao dịch với số tiền giao dịch là 16 tỉ đồng. Theo ông Hải, trong năm 2023-2024, chắc chắn số tiền và số giao dịch sẽ lớn hơn nhiều vì ngoài 32 trường được thử nghiệm ban đầu, sẽ có tiếp 20 trường học khác của TP.Đồng Hới tham gia thanh toán không dùng tiền mặt với tổng cộng 30.000 học sinh.
Phụ huynh sẽ phải trả phí?
Hiện nay, thông qua phần mềm của Công ty CP MISA, các giao dịch thanh toán đều được miễn phí. Tuy nhiên, ông Hải cho biết phía Công ty MISA bất ngờ ra thông báo chỉ miễn phí đến 31.12.2023, rồi sẽ tính phí 4.400 đồng cho mỗi giao dịch, bất kỳ số tiền là bao nhiêu. Chính vì thế, Phòng GD-ĐT TP.Đồng Hới sẽ ngừng sử dụng phần mềm của Công ty MISA mà chuyển qua sử dụng phần mềm Công ty CP YOYOSHOOL. Nhưng phần mềm này cũng không miễn phí mà thu 1.100 đồng/giao dịch. "Mức phí 4.400 đồng/giao dịch mà Công ty MISA đưa ra là quá lớn, phụ huynh chắc chắn sẽ phản ứng. Mức phí của Công ty CP YOYOSHOOL vẫn còn cao nhưng cũng phải chấp nhận vì bây giờ ít có cái gì là miễn phí nữa", ông Hải nhấn mạnh.